Các ký hiệu máy phát điện được chú ý nhiều nhất khi chọn mua

Hotline:

0921166662

451 DT743 KP ĐÔNG TÂN, DĨ AN, BÌNH DƯƠNG

Các ký hiệu máy phát điện được chú ý nhiều nhất khi chọn mua
Ngày đăng: 07/03/2022 05:51 PM

     Máy phát điện là thiết bị tuyệt vời giúp chuyển hóa các nguồn năng lượng thành điện năng thông qua nguyên lý cảm ứng điện từ. Tuy nhiên, mỗi loại máy khác nhau sẽ có thông số kỹ thuật khác nhau. Việc đọc và hiểu được các ký hiệu kỹ thuật của máy sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong việc chọn mua máy phát điện phù hợp với nhu cầu sử dụng, bảo quản hợp lý. Vậy ý nghĩa các ký hiệu trên máy phát điện là gì, cùng tham khảo thông tin chia sẻ dưới đây.

1. Tần số máy phát điện

     Tần số là đại lượng chỉ số lần lặp lại chu kỳ hoạt động của máy phát trong vòng 1 giây. Tần số được lấy theo tên nhà khoa học Hertz, ký hiệu là Hz. Trong tiếng Anh, tần số máy phát điện được gọi là “Frequency”. Tại Việt Nam, tần số lưới điện thông thường sẽ là 50Hz, ứng với tần số này các thiết bị sẽ hoạt động đều, ổn định và bền bỉ hơn.

     Tuy nhiên, hiện này có nhiều dòng máy ghi là 50/60 Hz có nghĩa là các model có thể chạy song song giữa 2 tần số 50 và 60Hz. Tùy thuộc vào các loại thiết bị và mạng lưới điện sẽ điều chỉnh máy với tần số 50Hz hoặc 60Hz sao cho phù hợp nhất.

 

 

2. Công suất máy phát điện

     Việc đọc hiểu ý nghĩa các ký hiệu trên máy phát điện sẽ giúp bạn có lựa chọn đúng khi mua máy phát sao cho phù hợp với khả năng tiêu thụ điện lưới hiện tại. Theo đó, việc lựa chọn công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng sẽ tránh xảy ra tình trạng quá tải khi mua máy công suất nhỏ hay tránh lãng phí khi mua máy phát có công suất quá lớn.

     Thông thường trên vỏ máy phát điện, nhà sản xuất sẽ cung cấp 2 chỉ số công suất đó là công suất dự phòng và công suất liên tục. Công suất liên tục luôn nhỏ hơn công suất dự phòng, theo đó công suất liên tục là thông số quan trọng cho biết khả năng cung cấp điện liên tục trong điều kiện tải cố định. Cứ 12 giờ hoạt động thì máy chỉ cung cấp được 1 giờ công suất dự phòng, công suất ghi trên máy phát sẽ giúp tính toán được lượng điện tiêu thụ mỗi tháng một cách đơn giản.

3. Số pha máy phát điện

     Tùy thuộc vào nguồn tải sẽ sử dụng máy 1 pha hoặc 3 pha. Các dòng máy phát điện 1 pha thường có công suất từ 2 – 50 KVA và thường không chế tạo các máy có công suất cao. Còn máy phát điện 3 pha sẽ có công suất lớn hơn, có thể lên đến vài nghìn KVA.

 

 

     Nếu sử dụng cho gia đình, kinh doanh nhỏ thì nên chọn máy phát điện 1 pha. Trường hợp sử dụng cho đơn vị có quy mô lớn, yêu cầu công suất cao, nên sử dụng máy phát công nghiệp 3 pha mới có thể đáp ứng nhu cầu công việc.

4. Mức tiêu hao nhiên liệu

     Ngoài việc xác định công suất, người dùng cũng cần tìm hiểu về mức tiêu hao nhiên liệu của máy phát điện. Định mức tiêu hao nhiên liệu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu, động cơ, tình trạng máy cũ hay mới, công suất tải,… Theo đó, các dòng máy phát điện chạy dầu diesel sẽ tiêu hao ít nhiên liệu hơn so với máy chạy xăng.

Zalo
Hotline