Máy phát điện bao gồm các bộ phận sau:
1. Động cơ
Động cơ là bộ phận tạo ra năng lượng cơ học, làm đầu vào cho máy phát điện. Kích cỡ của động cơ sẽ tỷ lệ thuận với công suất điện tối đa mà máy phát điện có thể cung cấp. Thêm một số yếu tố mà người dùng cũng cần quan tâm khi tiến hành đánh giá động cơ của máy phát điện. Đó là nên tham khảo ý kiến từ nhà sản xuất động cơ đó để chúng ta có được đầy đủ những thông số kỹ thuật vận hành động cơ và có thể dễ dàng lịch bảo dưỡng.
2. Đầu phát
Đầu phát là là bộ phận của máy phát điện, nó sẽ tạo ra công suất điện từ đầu vào cơ năng do động cơ cung cấp. Nó chứa một cụm các bộ phận cố định và chuyển động được bọc trong một vỏ. Các thành phần kết hợp cùng nhau để gây ra chuyển động tương đối giữa từ trường và điện trường, từ đó tạo ra điện.
3. Bình chứa và bộ phận dẫn nhiên liệu
Thông thường, các bình nhiên liệu được thiết kế đủ lớn để chứa nhiên liệu chạy được trong khoảng 8 giờ.
4. Hệ thống điều chỉnh điện áp
Phần này điều chỉnh điện áp đầu ra của máy phát điện.
5. Khu vực làm mát và xả khí thải
a. Làm mát
Máy phát điện dân dụng được làm mát bằng không khí và công nghiệp sẽ được làm mát bằng nước. Những máy lớn sẽ được gắn quạt tiêu chuẩn trên máy phát điện. Cần thường xuyên kiểm tra mực nước làm mát của máy phát điện.
b. Khí thải
Ống xả khí thải thường làm bằng gang, sắt hoặc thép. Ống xả thường được gắn vào động cơ bằng cách sử dụng các đầu nối chống rung để giảm thiểu rung động và tránh làm hỏng hệ thống xả của máy phát điện.
6. Bộ phận bôi trơn cho động cơ
Trong động cơ sẽ có các bộ phận chuyển động kết hợp nhau hoạt động, cần phải bôi trơn để đảm bảo độ bền và có thể làm việc trong thời gian dài. Cần kiểm tra thường xuyên mức nhớt bôi trơn.
7. Acquy
Acquy sẽ giúp cho việc khởi động máy phát điện được thực hiện thành công.
8. Bảng điều khiển
Bảng điều khiển thể hiện những thông số quan trọng như:
- Khởi động và tắt máy
- Thể hiện các thông số về áp suất dầu, nhiệt độ nước làm mát, tốc độ vòng quay, mức dầu, nhớt, điện áp acquy ….